Giá trị M&A tại Việt Nam có thể đạt gần 7,6 tỷ USD trong năm 2019

I. Thực trạng giá trị M&A tại Việt Nam

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng cho biết 10 năm qua, hoạt động M&A đã tăng trưởng không ngừng và trở thành xu thế quan trọng trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Sự tăng trưởng này được tiếp sức bởi nhiều yếu tố tích cực từ nội tại nền kinh tế cũng như các cơ hội mang lại từ hội nhập quốc tế. Cụ thể, các chính sách cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, tốc độ tăng trưởng GDP luôn duy trì ở mức cao từ 6-7%/năm, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp... Đặc biệt, các Hiệp định CPTPP, EVFTA cùng hàng loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã và sắp ký kết cũng tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thúc đẩy hoạt động M&A tăng trưởng đột phá. 

Ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập báo Đầu Tư - Trưởng Ban tổ chức diễn đàn, cũng chia sẻ hoạt động M&A Việt Nam trong thời gian qua tăng cả về số lượng và chất lượng, là lực đẩy cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng, cũng như thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động M&A vẫn còn nhiều thách thức. Đó chính là sự thay đổi chính sách thương mại quốc tế của các nền kinh tế lớn; hay như các trở ngại từ tiến trình cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, chất lượng doanh nghiệp và quy mô nền kinh tế chưa đủ hấp dẫn, những rào cản chính sách còn chưa được khơi thông của nền kinh tế Việt Nam và tư duy đón nhận dòng vốn từ các nhà đầu tư của các chủ doanh nghiệp vẫn còn nhiều trở ngại...

Thực trạng giá trị M&A tại Việt Nam

II. Giá trị M&A tại Việt Nam có thể đạt gần 7,6 tỷ USD trong năm 2019

Thực trạng giá trị M&A tại Việt Nam

Về vấn đề này, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cũng cho biết, năm 2019, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy cổ phần hoá, trong đó tập trung cao độ cho tái cơ cấu đầu tư công, hệ thống tài chính ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước (DNNN). 

Riêng đối với DNNN, hiện đã có nhiều giải pháp đẩy thúc đẩy cổ phần hóa, bán vốn tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả. Đến nay, kết quả cổ phần hoá thoái vốn tại DNNN đã đạt trên 200 ngàn tỷ đồng, gấp đôi giai đoạn 5 năm trước. Thông qua hoạt động này, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã mua và sở hữu được cổ phần của các doanh nghiệp có vốn của nhà nước như Vinamilk, Sabeco.... 

“Việc thúc đẩy thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn gắn liền với việc công khai, minh bạch lộ trình cổ phần hoá, thoái vốn sẽ tạo ra các sản phẩm ngày càng hấp dẫn hơn nữa cho thị trường M&A; mở rộng cơ hội cho các nhà đầu tư quan tâm và nghiên cứu cơ hội đầu tư, mua lại cổ phần tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước”, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng nhấn mạnh.

Theo đó, với chủ đề “Thay đổi để bức phá”, diễn đàn M&A mong muốn các nhà quản lý, chuyên gia, nhà đầu tư về hoạt động M&A là kênh kết nối cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Diễn đàn cũng là nơi tập trung đánh giá, phân tích và tìm ra các kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động M&A, đảm bảo cho thị trường M&A phát triển thuận lợi. 

Từ khóa:
0977.412.267