Situation of human resource development in Vietnam's Logistics industry today

Along with the strong development of science and technology and the trend of globalization, logistics activities from production to consumption are increasingly playing a particularly important role in the competitiveness of manufacturing industries. , services and the entire economy of Vietnam.

Vấn đề ngành Logistics Việt Nam hiện nay

I. Vấn đề ngành Logistics Việt Nam hiện nay

Xem xét các yếu tố lợi thế nội tại và xu hướng vận động của thị trường quốc tế có thể thấy rằng, lĩnh vực logistics Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển và có thể tham gia sâu hơn lĩnh vực logistics thế giới. Theo dahualogistics.com, Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia của khu vực Đông Nam Á có tiềm năng phát triển cả cơ sở hạ tầng và hệ thống logistics.

Trong khi đó, theo Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14-16%, có quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm.

Với lợi thế nằm trên trục giao thương hàng hải thuận tiện, Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để có thể trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa vận tải đường biển quốc tế. Tận dụng lợi thế đó, các cảng biển Việt Nam đã đầu tư, xây dựng quy mô lớn, có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng trên 100.000 tấn; có 70 đường bay quốc tế… rất có lợi thế để phát triển dịch vụ logistics.

Để tận dụng các lợi thế, cơ hội để đưa lĩnh vực logistics trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp tích cực vào cải thiện năng lực cạnh tranh chung của toàn nền kinh tế, ngày 14/2/2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 200/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với một lĩnh vực rất quan trọng của nền kinh tế. Sau khi Quyết định số 200/QĐ-TTg được ban hành, một số bộ ngành, địa phương, hiệp hội đã ban hành kế hoạch để cụ thể hóa các nhiệm vụ nhằm phát triển dịch vụ logistics phù hợp với điều kiện và đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội.

Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng thực tế cho thấy đến nay, năng lực cạnh tranh của ngành Logistics Việt Nam vẫn còn khá nhiều hạn chế. Cơ sở hạ tầng cả phần cứng và phần mềm cũng như công nghệ quản lý và môi trường chính sách, mặc dù đã được cải thiện trong những năm qua, nhưng vẫn cần được đẩy mạnh hơn nữa để bắt kịp trình độ phát triển của các nước đối tác và đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Các DN logistics Việt Nam hầu hết có quy mô nhỏ và vừa, chỉ đáp ứng được các dịch vụ giao nhận, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, gom hàng lẻ, chưa tham gia điều hành cả chuỗi logistics như các DN FDI.

II. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành Logistics Việt Nam hiện nay

nguồn nhân lực ngành Logistics Việt Nam hiện nay

Thực tế cũng cho thấy, nguồn nhân lực chính là vấn đề nan giải nhất của ngành Logistic hiện nay, bởi do phát triển nóng nên nguồn nhân lực của ngành này vừa thiếu, vừa yếu. Sự khó khăn về nguồn nhân lực của ngành này càng được nhân lên khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Các số liệu nghiên cứu chỉ ra rằng, nguồn nhân lực logistics của Việt Nam không những thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng, điều này rất không hợp lý với một ngành dịch vụ có quy mô lên đến 22 tỷ USD, chiếm 20,9% GDP của cả nước, tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 20-25% (số liệu của World Bank, 2014).

Theo dự báo, trong 3 năm tới, các DN dịch vụ logistics cần thêm khoảng 18.000 lao động, các DN sản xuất, thương mại, dịch vụ cần trên một triệu nhân sự có chuyên môn về logistics. Các công ty dịch vụ logistics ở Việt Nam đều đang thiếu nhân lực trình độ cao. Trong khi đó, hiện nay, nguồn cung cấp lao động cho ngành dịch vụ logistics chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu thực tế. Các cán bộ quản lý thường là những người chủ chốt, được đào tạo và tái đào tạo, tuy nhiên họ thiếu kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh, ít được cập nhật tri thức mới, phong cách lãnh đạo và quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu.

Nhân lực logistics ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được lấy từ các đại lý hãng tàu, các công ty giao nhận vận tải biển và sử dụng theo khả năng hiện có. Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh về chất lượng nguồn nhân lực logistics cho thấy, có đến 53,3% DN thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, 30% DN phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% DN hài lòng với chuyên môn của nhân viên.

Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu và Phát triển kinh tế Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng ghi nhận, có tới 80,26% nhân viên trong các DN logistics được đào tạo thông qua các công việc hàng ngày, 23,6% nhân viên tham gia các khóa đào tạo trong nước, 6,9% nhân viên được các chuyên gia nước ngoài đào tạo, chỉ có 3,9% được tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài.

Do vậy, Việt Nam cần có một ngành học về logistics/quản trị chuỗi cung ứng được đào tạo chính quy, bài bản và có hệ thống tại các trường đại học thì nguồn nhân lực mới được cung ứng một cách bền vững và có chất lượng. Để phục vụ cho mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành logistics dài hạn và bền vững, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần hỗ trợ định hướng cho các trường và cho phép mở ngành học logistics.

Từ khóa:
0977.412.267