BizLIVE - Tính cả EVFTA, Việt Nam đang có 14 FTA có hiệu lực và cơ hội tăng xuất khẩu vào các thị trường đang mở ra đối với doanh nghiệp Việt Nam. Song trở ngại lớn nhất mà doanh nghiệp cần lưu ý chính là tránh được các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ các nước.
Ảnh minh họa.
Phòng vệ thương mại là công cụ hợp pháp, hữu hiệu hỗ trợ các ngành sản xuất trong nước các quốc gia đều áp dụng khi cạnh tranh với sự gia tăng hàng nhập khẩu. Phòng vệ thương mại là công cụ hợp pháp, hữu hiệu hỗ trợ các ngành sản xuất trong nước các quốc gia đều áp dụng khi cạnh tranh với sự gia tăng hàng nhập khẩu.
Theo Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương, đến nay EU đã điều tra 14 vụ phòng vệ thương mại bao gồm 6 vụ điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại (PVTM) liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đứng thứ 5 trong số các nước điều tra và chiếm khoảng 8% tổng số vụ việc PVTM với hàng hóa của Việt Nam.
PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRONG HIỆP ĐỊNH EVFTA
Một số điểm đáng chú ý trong quy định về phòng vệ thương mại trong EVFTA đó là:
Các biện pháp PVTM tại Hiệp định EVFTA bao gồm các điều khoản liên quan đến việc sử dụng các công cụ PVTM truyền thống trong WTO (chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ), đồng thời bổ sung các nguyên tắc mang tính tiến bộ, phù hợp với hệ thống pháp luật về PVTM của Việt Nam, giúp cho nền kinh tế, các ngành sản xuất trong nước có công cụ phòng vệ hợp pháp tiến bộ đảm bảo hiệu quả của việc tham gia hiệp định.
Các điểm mới về PVTM trong EVFTA là: Thứ nhất bổ sung các quy định giới hạn việc sử dụng các công cụ này để tránh lạm dụng và đảm bảo không bằng minh bạch. Các quy định này tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Thứ hai, EVFTA quy định nguyên tắc áp dụng mức thuế thấp hơn, tức là thuế chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp chỉ ở mức đủ để loại bỏ thiệt hại (trong khi WTO không bắt buộc sử dụng quy tắc này). Một điểm mới đáng lưu ý là theo cam kết EVFTA, hai bên sẽ không áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp giá nếu việc này không phù hợp với lợi ích công cộng.
CƠ CHẾ TỰ VỆ SONG PHƯƠNG EVFTA
Hiệp định EVFTA cũng quy định về cơ chế tự vệ song phương để đảm bảo việc cắt giảm thuế quan, không gây ra các cú sốc đối với ngành sản xuất trong nước. Hiệp định EVFTA quy định cơ chế tự vệ song phương trong thời gian chuyển đổi là 10 năm, tạo ra cơ sở pháp lý đảm bảo được quyền lợi của các bên trong việc sử dụng công cụ tự vệ chính đáng trong bảo vệ ngành sản xuất trong nước nếu có thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại do việc cắt giảm thuế quan từ Hiệp định.
Để tiếp tục đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, tháo gỡ khó khăn đối với các rào cản xuất khẩu và nâng cao năng lực cho cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội trong lĩnh vực PVTM, ngày 19/5/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 1347/QĐ-BCT triển khai một số hoạt động nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực PVTM cho các ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Mới đây, Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư hướng dẫn số 30/2020/TT-BCT, có hiệu lực từ ngày 11/1/2021, trong đó nêu rõ thời hạn điều tra áp dụng biện pháp tự vệ song phương là 1 năm kể từ ngày quyết định điều tra được ban hành. Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ song phương không được vượt quá 2 năm. Trong trường hợp thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ song phương dài hơn 2 năm, biện pháp tự vệ song phương phải được nới lỏng dần trong suốt quá trình áp dụng biện pháp.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, Bộ đang xây dựng cẩm nang thông tin về PVTM trong bối cảnh EVFTA có hiệu lực để cung cấp thông tin một cách rộng rãi và có hệ thống tới các doanh nghiệp, tiếp tục hoàn thiện nâng cao năng lực PVTM của Việt Nam trong bối cảnh EVFTA có hiệu lực và tập trung vào các vấn đề như: Tuyên truyền đào tạo và tư vấn hỗ trợ pháp lý đối với các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực sử dụng và ứng hóa các biện pháp phòng vệ thương mại. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành liên bộ nhằm tăng cường hiệu quả điều tra ứng hết với các biện pháp phòng vệ thương mại.
Triển khai đề án “Đẩy mạnh áp dụng hệ thống cảnh báo sớm trong lĩnh vực PVTM”, tạo cơ sở dữ liệu cảnh báo hiệu quả cho các doanh nghiệp về khả năng bị điều tra các biện pháp PVTM, các mặt hàng có nguy cơ gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh biện pháp PVTM, danh sách cảnh báo được xây dựng và cập nhật thường xuyên để doanh nghiệp có thể linh hoạt xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.
Trên cơ sở theo dõi cập nhật số liệu xuất khẩu của Việt Nam, các vụ việc PVTM mà EU tiến hành điều tra với các nước, tiến hành nghiên cứu dự báo các nguy cơ về tranh chấp thương mại, các hoạt động gian lận thương mại, gian lận xuất xứ đối với một số sản phẩm có nguy cơ bị điều tra. Ví dụ có kim ngạch xuất khẩu lớn, đã từng bị EU điều tra PVTM tại các thị trường lân cận… Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp PVTM và gian lận xuất xứ trong thương mại quốc tế. Xây dựng cơ chế phối hợp chia sẻ thông tin giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và EU trong các vụ việc PVTM liên quan.
NGUYỄN HUYỀN
Nguồn: https://nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/vi-mo/cac-vu-viec-dieu-tra...