Đây là chỉ số được xem là thước đo đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể dựa trên sức mạnh logistics và các nền tảng kinh doanh. Trong đó xếp hạng 50 quốc gia theo các yếu tố khiến chúng trở nên hấp dẫn đối với các nhà cung cấp dịch vụ logistics, giao nhận vận tải, hãng tàu, hãng vận tải hàng không và nhà phân phối.
Theo bảng xếp hạng này, các quốc gia Đông Nam Á có ưu thế vượt trội so với hầu hết các thị trường mới nổi khác. Đây là năm thứ 10 Agility công bố chỉ số này. Nó được đưa ra dựa trên kết quả cuộc khảo sát 500 nhà quản lý ngành công nghiệp logistics do công ty Agility kết hợp với công ty tư vấn Transport Intelligence thực hiện.
TOP 2 CỦA BẢNG XẾP HẠNG.
Trung Quốc và Ấn Độ đứng đầu bảng xếp hạng năm 2019 về quy mô và sức mạnh thị trường logistics trong nước và quốc tế. Dù vậy, khảo sát cho thấy 2 quốc gia này bị đánh giá kém hơn với các nước nhỏ về các nền tảng kinh doanh, môi trường quản lý, thực thi hợp đồng, các biện pháp đảm bảo chống tham nhũng,.v.v
THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG VỀ LOGISTICS
Việt Nam, Indonesia và Malaysia do các điều kiện kinh doanh thuận lợi cùng với lợi thế về giá trị của sản xuất và chuỗi cung ứng đã được chọn là những thị trường mới nổi có tiềm năng về logistics nhất sau Ấn Độ và Trung Quốc.
Về logistics quốc tế, Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico đứng đầu, trong khi Việt Nam xếp thứ 4, Indonesia xếp thứ 5 và Thái Lan xếp thứ 7. Ngoài ra, UAE, Malaysia và Qatar được đánh giá là có các nền tảng kinh doanh tốt nhất.
Báo cáo cũng cho thấy thương mại điện tử đang thúc đẩy cơ hội logistics tại các thị trường mới nổi. có đến 60% các giám đốc điều hành trong ngành logistics được hỏi dự báo các nhà bán lẻ sẽ tăng cường thuê ngoài để giao hàng tới tay người mua; và 47,4% dự báo việc tăng cường thuê nguồn lực bên ngoài để hoàn tất giao dịch điện tử.
Nguồn: ST