Mục tiêu lớn của cà phê Việt có thể phải chờ 10 năm nữa

BizLIVE - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ xuất khẩu 30% lượng cà phê chế biến sâu. Năm 2020 sắp hết, mục tiêu trên không thực hiện được. Theo chuyên gia Nestlé Việt Nam, có thể phải chờ thêm 10 năm nữa…

Ông William Mackereth, Giám đốc Chuỗi cung ứng Công ty Nestlé Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Huyền

Nhận định trên được ông William Mackereth, Giám đốc Chuỗi cung ứng Công ty Nestlé Việt Nam khi trao đổi với BizLIVE bên lề tọa đàm B2B do Hiệp hội Cà phê - Ca ca Việt Nam tổ chức chiều 11/12/2020.

Thưa ông, Dự án Nescafé Plan do Công ty Nestlé tổ chức thực hiện đã gặt hái những kết quả tốt, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá rất cao. Trong 10 năm thực hiện dự án này Công ty có gặp khó khăn gì không?

Nescafé Plan chính là niềm tự hào mà Công ty Nestlé Việt Nam và tập đoàn Nestlé toàn cầu đã đầu tư nhằm nâng cao thu nhập của người nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên.

Những thành công từ dự án được đáng giá cao nhưng công việc mà Nescafé Plan Việt Nam đã và đang làm hiện nay giống như “muối bỏ bể”, vì Việt Nam là một nước có sản lượng cà phê Robusta xuất khẩu đứng thứ nhì trên thế giới, nên việc làm của chúng tôi chỉ là góp phần nhỏ vào việc quảng bá cà phê Robusta của Việt Nam đến người tiêu dùng trên thế giới.

Để thực hiện dự án Nescafé Plan thì Nestlé Việt Nam có một đội ngũ các chuyên gia nông nghiệp. Họ là những người làm việc trực tiếp và xây dựng mối quan hệ rất quan trọng trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cũng như giá trị của dự án đến người nông dân và các đối tượng trong chuỗi cung ứng cà phê vì đây là Dự án này hợp tác công tư (PPP) với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Để phân phối giống cây cà phê đảm bảo chất lượng đến người nông dân trong dự án thì Nestlé cũng hợp tác với Viện Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI). Tuy nhiên, điều quan trọng là mối quan hệ giữa công ty với cả những người nông dân trồng cà phê trong dự án.

Đối với dự án Nescafé Plan thì mọi hướng tiếp cận của Công ty với tất cả các thành phần trong chuỗi cung ứng đều đi theo khẩu hiệu “sự tôn trọng” đó là cách tiếp cận đi từ “trái tim đến trái tim”, vì chúng tôi nghĩ rằng nếu mang lại các giá trị tốt cho các đối tác cũng đồng thời làm tăng giá trị cho công việc kinh doanh của đơn vị. Đó chính là xuất phát từ mối quan hệ hai bên cùng có lợi giữa Nestlé và tất cả các đối tác trong chuỗi giá trị, nên chúng tôi luôn gặp thuận lợi trong suốt thời gian thực hiện dự án.

Sau 10 năm thực hiện dư án Nescafé Plan đã mang lại những kết quả thiết thực cho cây cà phê Tây Nguyên, nhất là việc giảm phát thải khí CO2. Khi dự án kết thúc, để những giá trị của dự án còn mãi với người nông dân thì Nestlé có kế hoạch gì?

Tập đoàn Nestlé có công bố đến năm 2020, toàn bộ các khí phát thải trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn sẽ thu hồi toàn bộ. Đó là mục tiêu của là chống lại sự ấm lên toàn cầu đầu của biến đổi khí hậu.

Nestlé khẳng định sẽ đồng hành lâu dài đối với ngành cà phê Việt Nam, đặc biệt là đồng hành với bà con nông dân. Trong cam kết chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu trên toàn cầu thì Tập đoàn Nestlé và các đối tác mà nhất là người nông dân trong việc thực hành canh tác cà phê bền vững 4C cũng có những phương pháp canh tác góp phần giảm phát thải khí CO2 trong quá trình canh tác.

Để đạt được thành quả này không thể chỉ Nestlé thôi mà chúng tôi cũng thường xuyên yêu cầu các đối tác hãy chung tay cùng Nestle mới có thể để đạt được mục tiêu về phát triển bền vững.

Bởi cam kết này được thực hiện trên toàn cầu về tầm nhìn đến năm 2050 cho việc hợp tác và đồng hành lâu dài cùng với ngành cà phê Việt Nam và người nông dân đó là khi kết thúc dự án này chắc chắn sẽ có dự án tiếp tục.

Hiện nay công ty thu mua từ 20% đến 25% tổng sản lượng cà phê của Việt Nam và mỗi năm chúng tôi đưa vào nền kinh tế của Việt Nam giá trị tương ứng khoảng 600 đến 700 triệu USD. Còn lại chúng tôi ước tính có khoảng 250 triệu USD được đầu tư vào hệ thống chế biến sâu cà phê ở Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt 30% tỷ lệ cà phê chế biến sâu, nhưng đến nay mục tiêu trên không thực hiện được. Theo ông, đến khi nào Việt Nam mới đạt được mục tiêu này?

 

Theo quan sát của cá nhân tôi, hiện có khoảng 200.000 tấn cà phê của Việt Nam tương đương từ 12% đến 15% tổng sản lượng cà phê của Việt Nam đang được chế biến sâu. Tuy nhiên, phần lớn là gia công nội địa nhưng Chính phủ thường chỉ nói đến xuất khẩu cà phê giá trị gia tăng, và theo tôi khoảng chế biến nội địa cũng đóng góp lớn vào giá trị gia tăng của cà phê Việt Nam.

Riêng đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Nestlé thì năm 2020 là một năm đạt kết quả cực kỳ ấn tượng. Năm nay tăng trưởng của chúng tôi là đạt khoảng 20%, và 100% sản phẩm đó là những sản phẩm cà phê được gia công chế biến sâu. Năm nay, do dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu người dân phải chịu cách ly nên ở trong nhà nhiều hơn và họ đã tăng lượng sử dụng cà phê.

Nếu duy trì được thành tích xuất khẩu ấn tượng như thế này thì trong vòng 2 đến 3 năm nữa chắc chắn Công ty Nestlé sẽ đẩy mạnh đầu tư vào dây chuyền chế biến sâu như Nescafé đang có ở Việt Nam.

Đối với việc Chính phủ Việt Nam có đạt được mục tiêu xuất khẩu 30% lượng cà phê chế biến sâu thì đó là tầm nhìn 10 năm nữa, theo ước tính của tôi.

NGUYỄN HUYỀN

Nguồn: https://nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/vi-mo/muc-tieu-lon-cua-ca-...

0977.412.267